Nhã nhạc - Nhạc cung đình Triều Tiên Âm_nhạc_Triều_Tiên

Dàn biên chung Triều Tiên trong Nhã nhạc cung đình

“Âm nhạc cung đình” theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và diễn xướng âm giai nhạc thính phòng, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi “Nhã Nhạc” (a-ak 아악) được các triều đại thời Choseon dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể.

Nền tảng ban đầu của Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Triều Tiên đã bắt đầu thịnh hành từ năm 1116 của thế kỷ 11. Âm nhạc cung đình Triều Tiên chính thức hình thành với sự lên ngôi của Triều Tiên Thái Tổ. Các thể loại âm nhạc cung đình Triều Tiên gồm Jeongak (chính nhạc), Sinawi (hòa tấu hầu đồng), ả đào pansori, gagok, sanjo (tương tự như thể cách hát nói trong ca trù Việt Nam), Dangak (Đường nhạc), Gugak (Quốc nhạc) và Hyangak (Hương nhạc).

Ở Hàn Quốc, không gian thờ cúng Khổng Tử tiêu biểu có thể kể đến Daeseongjeon (Điện Đại Thành) trong Seonggyungwan. Ở đây, cứ tới tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta lại cử hành nghi lễ cúng tế và Nhạc tế lễ Văn Miếu được diễn tấu trong các nghi thức này. Trong kho âm nhạc cúng tế Văn Miếu Munmyojeryeak, Hwangjonggung là nhạc phẩm cơ bản. Âm nhạc tế lễ Văn Miếu có 15 bản nhạc được kế truyền, ca từ có đôi chút khác biệt tùy theo mức độ cao thấp của bản nhạc. Hiện giờ, nghi lễ cúng tế Văn Miếu Munmyojeryeak sử dụng âm nhạc cung đình thời nhà Tống, du nhập vào Hàn Quốc từ thời Goryo (thế kỷ X – XIV). Mặc dù đã trải qua hơn 1.000 năm lịch sử phát triển và được cải biến theo văn hóa và lối tấu nhạc của người Hàn Quốc, nhưng âm nhạc tế lễ Văn Miếu vẫn mang nét đặc trưng cơ bản. Ở Trung Quốc, sau khi nhà Thanh sụp đổ, nhà nước cộng sản đứng lên nắm chính quyền, nghi thức tế lễ Văn Miếu đã hoàn toàn bị xóa sổ. Gần đây trong tiến trình khôi phục văn hóa truyền thống, Trung Quốc đã nghiên cứu tham khảo nghi lễ cúng tế Văn Miếu còn được lưu truyền ở Hàn Quốc. Âm nhạc cung đình dưới thời Joseon ở Hàn Quốc gồm ba dòng nhạc lớn là A-ak (Nhã nhạc), Dangak (Đường nhạc) và Hyangak (Hương nhạc). Trong số này Nhã nhạc là dòng âm nhạc du nhập vào bán đảo Hàn Quốc từ Trung Quốc. Hiện giờ nhạc tế lễ Văn Miếu Munmyojeryeak là ví dụ duy nhất của nhã nhạc. Âm nhạc thông thường của Trung Quốc, không phải nhạc cúng tế, được lưu truyền tới bán đảo Hàn Quốc được gọi là Đường nhạc. Hương nhạc là âm nhạc của Hàn Quốc. Boheoja (Bộ hư tử) và Nakyangchun (Lạc Dương xuân, tức “Mùa xuân ở Lạc Dương”) là hai nhạc phẩm Đường nhạc còn lại được lưu truyền tới ngày nay. Nhạc phẩm thơ chữ Hán phổ nhạc Boheoja (Bộ hư tử) được bắt đầu với câu thơ “Thiên môn hải nhật tiên hồng…”, có nghĩa là:

Khi cửa trời vừa mở, biển đã vội đỏ auCát đỏ, rìu ngọc, khí vận linh thiêng trỗi dậyTấu nhạc trời trên nền trời tươi đẹpRực rỡ từng hàng phượng hoàng ánh vàng, ngỗng ánh bạc.

Boheoja (Bộ hư tử) còn có tên gọi là Jangchunbullojigok (Trường xuân bất lão chi khúc). Ở đây Boheoja có nghĩa là “người đi trên không trung”, nên có ý kiến cho rằng nhạc phẩm này liên quan tới Đạo giáo. Đường nhạc tồn tại và phát triển ở Hàn Quốc đã không còn đặc trưng của âm nhạc Trung Hoa. Giờ đây Đường nhạc đã được hương nhạc hóa với nét đặc trưng độc đáo. Trong ba dòng nhạc cung đình là nhã nhạc, đường nhạc và hương nhạc thì hương nhạc là dòng âm nhạc thuần Hàn. Khác với dòng dân ca là âm nhạc dành cho bách tính, hương nhạc là âm nhạc tế lễ Tông Miếu (Jongmyojeryeak) do nhà vua Sejong (Thế Tông) sáng tác, gần giống với âm nhạc cung đình Sujecheon (Thọ tề thiên) có gốc gác từ khúc ca Jeongeupsa (Tỉnh ấp từ) của thời Baekje (Năm 18 trước Công Nguyên – thế kỷ VII) ở Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âm_nhạc_Triều_Tiên http://210.95.200.103/BookData/200007/index.htm http://www.everyculture.com/East-Southeast-Asia/Ko... http://generacionkpop.com/ http://kpopradiopdm.com/ http://www.soompi.com/news/scoops/1 http://www.culture-arts.go.kr/english/contents/con... http://www.korea.net/korea/kor_loca.asp?code=H0101 http://www.shinurl.org/what-is-pungmul/minyo https://books.google.co.kr/books?id=02rFSecPhEsC&p... https://books.google.co.kr/books?id=76fAGdFW8fgC&p...